Có thể thấy, trong một khu vườn Nhật, những loài cây tạo điểm nhấn luôn là thông, tùng vì chúng sở hữu một dáng dấp vừa uyển chuyển vừa vững chãi, lại có sức sống mãnh liệt trước mọi điều kiện thời tiết. Từ lâu thông tùng đã là một biểu tượng cho sự thanh tao, bản lĩnh và khí phách, là hiện thân của người quân tử:
“Lao xao sóng vỗ ngọn tùng
Gian nan là nợ anh hùng phải vay”
(Đào Tấn)
Hay trong thơ Đỗ Phủ, cũng có những câu thơ tuyệt cú có hình ảnh tùng là:
” Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cố viên tâm”
Thông tùng trên thế giới có rất nhiều loại, được trồng cũng như sinh trưởng tốt nhất ở những vùng khí hậu ôn đới, tuy nhiên ở những vùng đất có khí hậu nhiệt đới, chúng cũng không hề giảm đi vẻ đẹp bản chất của mình.
Sau đây, JP Park Group xin được giới thiệu những loại cây phổ biến được nghệ nhân vườn Nhật sử dụng để xếp đặt trong vườn Nhật. Chúng tôi không sử dụng một số loại như tuyết tùng hay tùng tháp như những công trình thường thấy ở Việt Nam mà chủ yếu ưu tiên những loại tùng thông được người Nhật ưa chuộng. Với sự phát triển của các dịch vụ vận chuyển, hiện tại thông tùng từ Nhật đã được mang về Việt Nam với rất nhiều chủng loại và kích cỡ.
- Thông đen
Thời kì sau chiến tranh, người Nhật chỉ coi trọng Thông trắng Nhật Bản (Japanese White Pine, Pinus parviflora) và Thông đỏ Nhật Bản (Japanese Red Pine, Pinus densiflora). Với họ, Thông đen Nhật Bản không có nét quý phái, thanh tao như Thông trắng, Thông đỏ. Thông đen, từ thân với vỏ nứt toác, lá thô và cứng như dáng vẻ của một lực điền. Nhưng họ vẫn gieo hạt thật nhiều thông đen để lấy gốc ghép thông trắng, vì thông trắng không có vỏ đẹp và sức phát triển rất yếu.
Lại nữa, sau chiến tranh, qua những suy thoái, Nhật Hoàng ra lệnh cải cách dân tình: dẹp bỏ những gì có tính yếu đuối, ca tụng những điều mạnh mẽ, ủng hộ việc phụ nữ lấy chồng Hoa kỳ hoặc người ngoại quốc để mong dân tộc Nhật mạnh mẽ, cao to hơn.
Thế là, cây Thông đen Nhật bản trở thành ứng viên hàng đầu cho phong trào cải cách trong lãnh vực nghệ thuật bonsai vì tính mạnh mẽ của thân của lá. Giá trị của cây Thông đen được nâng cao rất nhanh. Số lượng Thông đen bonsai tăng tới mức tràn ngập. Sau đó, Thông được trồng trong những khu vườn Nhật để tạo điểm nhấn và giá trị cho những khu vườn nghệ thuật Nhật Bản.
2. Tùng la hán
Tùng la hán là một loài cây đã xuất hiện khá lâu tại Việt Nam và từng tạo nên những cơn sốt trong giới chơi bonsai tuy nhiên còn rất nhiều người chưa thấy hết được vẻ đẹp của loại cây này. Với những nhánh lá dày dặn, mỡ màng và màu sắc lá đa dạng, tùng la hán tạo nên một sự mê hoặc cho người chiêm ngưỡng khi đặt trong những không gian rộng lớn.
Việc trồng thông, tùng ở vị trí nào hay cách chăm sóc chúng cần những chuyên gia thực thụ với nhiều kinh nghiệm để có thể đảm bảo vẻ đẹp cũng như sinh trưởng cho loại cây quý giá này.