Xét từ góc độ vẻ đẹp tự nhiên, trúc có giá trị thẩm mỹ rất đặc biệt. Mảnh mai, thanh thoát, tinh tế, tao nhã, “gặp sương tuyết không tà lụi, trải bốn mùa luôn xanh tốt, không lộng lẫy kiều mị, nhã tục đều yêu thích” (Hoa kính). Do đó trúc được người ta trồng phổ biến, dùng để chơi và thưởng thức. Trong quá trình tiếp cận mật thiết giữa người và vật này, tư duy kiểu Trung Hoa lại dần dần tạo cho trúc rất nhiều vẻ đẹp xã hội, ví nó với hiền nhân quân tử. Người xưa xuất phát từ tâm lý sùng đức mộ người hiền, đã gọi trúc là “quân tử”.
Vềđức hạnh và phong độ quân tử của trúc, người xưa đã khái quát thành bốn phương diện, thứ nhất trúc rất chắc chắn, thứ hai thân trúc rất thẳng, thứ ba trúc kiên cường, thứ tư ruột trúc trống rỗng. Đương nhiên sự chắc chắn, thẳng thắn, khí tiết kiên trinh, khiêm tốn này là đức hạnh mà quân tử cần có. Những phẩm chất tiết cao thượng này của trúc khiến người ta thích được gần gũi với người hiền, tu dưỡng bản thân để theo kịp người hiền, bởi vậy “người ta hay trồng trúc trước sân”.
Theo triết học phương Đông, trúc quân tử tượng trưng cho người quân tử chính trực vì đặc tính mềm dẻo, chịu được bão tố phong ba mà không hề gãy đỗ. Còn theo quan niệm về phong thủy thì đây là loại cây có tính tốt, thân thẳng, màu sắc tươi tắn, không quá rậm rạp, có thể làm giảm bớt điềm xấu, làm thông thoáng không gian, mang lại may mắn, vì vậy mà ngày nay cây được ưa chuộng trồng trang trí cảnh quan sân vườn, trước nhà, hành lang, lối vào, khu vực cầu thang, ban công, khu vực giếng trời và cả sân thượng.
Với đặc điểm là: Là loài cây nhiệt đới, với thân cây nhỏ, ống dọc, thân cây có màu vàng tươi, chiều cao của cây là từ 1,5- 3m tùy điều kiện sống. Thường được sử dụng trang trí sân vườn, nhà cửa…tạo lối đi, hành lang dẫn vào nhà, trồng làm bờ rào xanh….Cây ưa nắng nhiều, nên tưới nước ít nhất 1 lần mỗi ngày cho cây.
Lối đi được đặt giữa hai hàng trúc đem lại cảm giác an viên, thanh cảnh.
Chính vì ý nghĩa và cách trồng dễ dàng nên nhiều nghệ nhân đã đưa trúc vào vườn Nhật và làm nên những tác phẩm đặc sắc.