Mắc kẹt giữa cuộc đời

Bài viết chỉ ra bốn giai đoạn của đời người mà ai cũng sẽ phải trải qua, để chúng ta nhận ra mình đang ở đâu hay mắc kẹt ở giai đoạn nào của cuộc đời mình.

Giai đoạn 1: Bắt chước người khác

Chúng ta lớn lên bằng cách làm theo những gì người đi trước đã làm. Bé thì học đi đứng nói năng, lớn là học cách hành xử lễ nghĩa. Mục tiêu của giai đoạn này chính là chúng ta có thể tự chủ và có khả năng chăm sóc chính bản thân mình.

Nhưng một số người lớn không chấp nhân điều đó. Họ không ủng hộ và trừng phạt khi ta tự làm điều gì đó một mình. Và thế là Chúng ta bị kẹt trong giai đoạn một, cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người, mong làm tất cả hài lòng để không trở thành kẻ lập dị.

Giai đoạn 2: Khám phá bản thân

Đây là lúc bạn tìm được đâu là sở thích của bản thân, biết mình kém ở đâu và cố gắng để hoàn thiện nó. Biết được điều này vô cùng quan trọng vì bạn chỉ có một thời gian hữu hạn trên cuộc đời này, vì thế hãy làm những gì ý nghĩa nhất.

Sẽ đến lúc, ta nhận ra rằng không thể làm được bất cứ những gì mình thích mà chỉ có thể lựa chọn ra đâu là điều mình khao khát nhất và theo đuổi tới cùng. Người mắc kẹt ở giai đoạn này là những người có quá nhiều lựa chọn và cuộc đời họ lông bông trong những công việc không đầu cuối.

Giai đoạn 3: Toàn tâm toàn ý

Bạn hiểu mình cần gì, cần ai, cần làm như thế nào để có một cuộc đời ý nghĩa. Bạn từ bỏ những trò vô bổ làm lãng phí thời gian, từ bỏ những ước mơ không thể thành hiện thực để tập trung vào điều ý nghĩa nhất.

Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn tối ưu hóa khả năng của mình và cũng là lúc xây dựng di sản cho bản thân dù đó là một khám phá vũ trụ hay chỉ đơn thuần là một công việc ý nghĩa. Đây là lúc thế giới thay đổi nhờ có sự tồn tại của bạn trên đời.

Người ta thường đạt tới giai đoạn này vào năm 40 tuổi và với những ai mắc kẹt ở đây, đồng nghĩa với việc họ không biết đam mê thực sự của mình là gì và cứ như vậy loay hoay với nó tới cuối đời.

Giai đoạn 4: Di sản

Đến lúc này, những công sức bỏ ra đã thành những di sản để lại cho cộng đồng. Mục tiêu của giai đoạn này là đảm bảo rằng những gì bạn cố gắng vẫn còn kể cả khi bạn ra đi.

Giai đoạn này là lúc ta đối mặt với việc mình sẽ phải chết. Vì thế hãy làm những gì có thể cho thế hệ sau hoặc những người xung quanh, vì thời gian của chúng ta đã không còn nhiều nữa cho những sai lầm.

Điều gì làm chúng ta mắc kẹt?

Đó chính là tâm lí Chưa bao giờ đủ.

Giai đoạn 1: Chúng ta cảm giác là phiên bản lỗi của người khác, nhưng cố mãi không thành.

Giai đoạn 2: Nghĩ rằng có thể làm tốt hơn nhưng không thể vì sức có hạn

Giai đoạn 3: Cảm thấy chưa thật có ích với thế giới này

Giai đoạn 4: Lo lắng về sự bền vững của những di sản để lại.

Giải pháp là gì?

Chính là Học cách chấp nhận và Tin vào chính mình

Giai đoạn 1: Hãy chấp nhận rằng mình không thể làm vui lòng tất cả mọi người.

Giai đoạn 2: Hãy chấp nhận việc không thể làm cùng lúc nhiều điều mơ ước mà chỉ có thể chọn 1 mà thôi

Giai đoạn 3: Hãy chấp nhận năng lực của mình là giới hạn, hãy tập trung cho những gì tốt nhất

Giai đoạn 4: Thay đổi là điều tất yếu, vì thế mọi thứ chúng ta có đều sẽ tan biến.

Và cuộc đời thì vẫn cứ trôi…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *